Lưới an toàn ban công giúp đảm bảo an toàn cho tất cả thành viên trong gia đình bạn. Hiện nay chung cư cao tầng được xây dựng rất nhiều gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh. Đặc biệt là những gia đinh có trẻ nhỏ và người già thì việc sử dụng các biện pháp an toàn là rất cần thiết. Những căn hộ chung cư, nhà cao tầng hay các khu tập thể được thiết kế ban công rộng rãi, cửa sổ tạo độ thoáng chính là vị trí rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lưới bảo vệ an toàn chính là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo an toàn tại các tòa nhà cao tầng. Sản phẩm với những ưu điểm hoàn toàn vượt trội so với các biện pháp bảo vệ khác. Không những đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, lưới ban công còn mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Lưới an toàn ban công Hòa Phát
- Lưới an toàn bảo vệ ban công Hòa Phát hiện nay là giải pháp tối ưu nhất cho nhà cao tầng, biệt thự, căn hộ chung cư.
- Lưới an toàn Hòa Phát được hình thành từ những sợi cáp inox xoắn chặt chẽ với nhau. Sản phẩm có khả năng chịu lực, chịu nhiệt rất cao được đan vào bulong có sẵn trên thanh nhôm chuyên dụng.Về mặt thông số Cable inox có thể chịu lực kéo tối đa lên đến 950N theo tiêu chuẩn ISO 1806
- Những sợi cable được bọc một lớp nhựa HDPE chống ăn mòn, chống gỉ giúp lưới luôn bền đẹp. Sản phẩm với độ đàn hồi rất cao sẽ không gây tổn thương khi chẳng may bị va chạm mạnh.
- Thanh nẹp lưới được cấu tạo bằng hợp kim nhôm cao cấp. Thanh nhôm áp dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện cực kì bền và chắc chắn. Thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản với các bulong được dập sẵn để căng cáp và tạo ra độ đàn hồi.
- Lắp đặt lưới an toàn ban công sẽ mang đến sự sang trọng, thoáng mát mà không ảnh hưởng nhiều tới tầm nhìn cảnh quan xung quanh của ngôi nhà.
Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn ban công tại nhà
1. Bước đầu tiên chúng ta phải cố định thanh nhôm chuyên dụng
Thanh nhôm khi thiết kế nhà sản xuất sẽ có sẵn các lỗ CNC sẵn với khoảng cách là 20cm. Khoảng cách giữa các lỗ được tính theo khả năng chịu lực cơ học.
Những lưu ý khi cố định thanh nhôm:
- Nếu điểm cố định là trần bê tông chúng ta sẽ phải sử dụng nở sắt.
- Nếu điểm cố định là tường một số rất yếu do chất lượng công trình kém bạn có thể dùng vít nở sắt hoặc vít nở nhựa tùy vào địa hình.
- Nếu điểm cố định là thép hoặc inox sẽ sử dụng vít tự khoan.
2. Căng cáp inox
Cách căng dây cáp như sau:
- Cố định một đầu dây từ phía bên trái trước, cứ 2 mắt lưới lên xuống cho đến khi luồn qua hết các bulong
- Cố định 1 đầu dây và dùng lực tay kéo căng lưới với lực vừa đủ vì nếu kéo mạnh khi sẽ tạo thành lực kéo rất lớn có thể làm bật tất cả các ốc cố định của 2 thanh nhôm định vị.
- Tiếp tục căng cáp cho đến khi hết các bulong sau đó cố định cáp bằng vít và cắt toàn bộ cáp thừa
3. Lắp thanh ốp che nẹp và hoàn thành việc tự lắp đặt lưới an toàn ban công
Việc lắp đặt thanh ốp nẹp là bước hoàn thiện cuối cùng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho lưới an toàn bảo vệ. Sau đó dùng vít tự khoan cố định ốp nẹp và kiểm tra lại thêm độ căng của lưới an toàn.
Nên sử dụng lưới an toàn cho ban công ở đâu
Lắp đặt lưới an toàn ban công hiện nay là điều vô cùng cần thiết với những ngôi nhà có ban công, cửa sổ, hành lang, cầu thang. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người già, vật nuôi trong nhà. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm cho cả gia đình khi trong nhà lắp đặt lưới an toàn.
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với khách hàng về những thắc mắc nên lắp lưới an toàn ở đâu :
- Lắp đặt lưới an toàn cho ban công, cửa sổ, lô gia tại chung cư
- Những ngôi nhà cao tầng khu vực ban công, cửa sổ, hành lang
- Nhà trẻ, trường học trên toàn quốc
- Villa, biệt thự, căn hộ cao cấp.
- Cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện